ĐỀ THI VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2025-2026
MÔN GDCD
(Thời gian làm bài : 60 phút)
Câu 1. Xác định được mục đích cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại là
- sống có trách nhiệm C. sống có lí tưởng
- sống có lương tâm D. sống có ước mơ
Câu 2. Những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên ? Nhận biết
A. Ỷ lại mọi công việc được giao.
B. Vượt khó trong học tâp, không ngừng học hỏi.
C. Biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.
D. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luện bản thân.
Câu 3. Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?
A. Dễ làm, khó bỏ. B. Phận ai người ấy lo.
C.Thắng không kiêu, bại không nản. D. Nước đến chân mới nhảy.
Giải thích: Thắng không kiêu, bại không nản là câu thành ngữ nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp.
Câu 4. Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Em tán thành với quan điểm đó vì
A. biết lo cho gia đình.
B. có ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.
C. không cố gắng để học tập.
D. không có định hướng cho tương lai.
Câu 5. Khoan dung là
A.rộng lòng tha thứ. C. không cố chấp, định kiến.
B. giúp đỡ, chia sẻ với người khác . D. sự tỏ ra thỏa hiệp mọi lúc.
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện người có lòng khoan dung?
- Chấp nhận cá tính, sở thích của người khác.
- Ích kỉ, hẹp hòi với người mình không thích.
- Không bỏ qua lỗi lầm của người khác.
- Phê phán tất cả những người mắc lỗi lầm.
Câu 7. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về lòng khoan dung?
- Chín bỏ làm mười. C. Ân đền oán trả.
- Ăn miếng trả miếng. D. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
Câu 8. Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là
- hoạt động văn hóa. C. hoạt động xã hội
- hoạt động bảo vệ môi trường. D. hoạt động cộng đồng
Câu 9. Những chuẩn mực nào dưới đây là cần thiết của mỗi người khi tham gia hoạt động cộng đồng?
- Yêu nước, yêu tập thể. C. Rộng lượng, chân thành.
- Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.
Câu 10. Khi muốn tham gia hoạt động cộng đồng, chúng ta cần chú ý điều gì ?
- Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
- Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
- Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.
- Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.
Câu 11. Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?
- Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa.
- Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác.
- Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này.
- Nói chuyện trực tiếp với S, khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động, vì ở lứa tuổi này quan trọng vẫn là học hành.
Câu 12. Câu nào dưới đây nói đúng về sự khách quan và công bằng?
- Ăn cây táo rào cây sung. C. Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
- Quân pháp bất vị thân. D. Ăn cho đều, kêu cho sòng.
Câu 13. Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và đề nghị thu ngân thanh toán trước cho mình. Nếu em là một trong những người xếp hàng ở đấy, em sẽ xử lí như thế nào?
- Xông vào đánh anh B vì hành vi thiếu lễ phép đó.
- Mặc kệ anh B, dù gì cũng có người lên tiếng chống lại hành động đó của anh.
- Nhẹ nhàng nhắc nhở anh B nên tuân theo quy định xếp hàng, vì có rất nhiều người đang phải đợi.
- Gọi công an tới xử lí hành động gây rối của anh.
Câu 14. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, con người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, hạnh phúc là
- hòa bình. B. bảo vệ hòa bình C. hòa hoãn D. giữ gìn hào binh
Câu 15. Nước ta kết thúc cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước năm nào ?
A.1972. B. 1973 C. 1975 D. 1976
Câu 16 Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu hoà bình?
- Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.
- Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
- Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
- Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác
Câu 17. Các bạn lớp 9A hào hứng với buổi giao lưu cùng học sinh của một trường nước ngoài sang Việt Nam tham gia học tập. Trong buổi giao lưu, bạn T và C chỉ giao lưu với bạn nào mà mình có cảm tình. Thấy vậy, bạn M và D góp ý cho T và C nhưng hai bạn không đồng ý vì cho rằng đó là quyền riêng tư của mình. Những ai dưới đây hiểu không đúng về bảo vệ hòa bình?
- Bạn T, M. B. Bạn T, C. C. Bạn M, D. D.Bạn T, M, C và D.
Câu 18. Biết cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, không lãng phí để hoàn thành công việc theo kế hoạch đã đề ra là
- sử dụng thời gian hiệu quả C. quản lí thời gian hiệu quả
- bố trí công việc hợp lí D. sử dụng thời gian đúng mục đích
Câu 19. Tại sao thực hiện kế hoạch cần quyết tâm?
- Để đảm bảo tính kỉ luật và tuân thủ kế hoạch.
- Vì làm việc gì cũng cần quyết tâm.
- Rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian thuần thục.
- Giảm áp lực, tạo động lực cho người thực hiện.
Câu 20. Sắp tới có kì thi cuối kì nhưng bạn D cho rằng gần đến hôm thi học cũng được nên thường chơi điện tử đến tận khuya. Nếu em là bạn của D, em sẽ khuyên D như thế nào?
- Khuyên D nên học một chút rồi dành thời gian chơi điện tử.
- Đồng ý với quan điểm của D. vì gần ngày thi học sẽ nhớ kiến thức hơn.
- Khuyên D nên phân chia thời gian hợp lí để có thể xem lại và ôn tập kiến thức đã học.
- Kệ D làm gì thì làm, không liên quan đến mình.
Câu 21. H luôn có thói quen làm việc ngẫu hứng, gặp việc gì làm việc đó nên thường không hoàn thành bài tập trên lớp đúng hạn. Nếu em là bạn thân của H, em sẽ làm gì để giúp H?
- Ủng hộ H vì đó là thói quen làm việc của H.
- Khuyên H nên chỉ tập trung vào học thôi, nếu không sẽ sa sút.
- Không nói gì với H, vì sợ tình bạn bị rạn nứt.
- Khuyên H nên sắp xếp công việc theo thời gian biểu để sửa thói quen làm việc ngẫu hứng.
Câu 22. Trong lớp học, Linh được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng Linh cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn. Theo em, Linh là người như thế nào?
- Linh là người mạnh mẽ, quyết liệt.
- Linh là người chưa được tự tin, chưa linh hoạt.
- Linh là người có ý chí phấn đấu, có chí tiến thủ.
- Linh là người chăm chỉ, cần cù.
Câu 23. Tú và Linh là đôi bạn thân từ nhỏ. Một hôm, Linh tâm sự với Tú rằng Linh đã sống cùng bà nội từ nhỏ nhưng đợt này bà nội ốm nặng, sợ không qua khỏi và Linh không biết phải sống như thế nào nếu thiếu bà. Nếu em là Tú, em nên làm gì?
- Bảo Linh nên nghỉ học để ở nhà với bà.
- An ủi Linh, cần bình tĩnh đối diện với sự thật để vượt qua nỗi đau này.
- Im lặng nhìn Linh khóc, vì không biết làm thế nào.
- Nói với cô giáo để cô giúp Linh yêu đời trở lại.
Câu 24. Tiêu dùng thông minh là
- việc biết chi tiêu có kế hoạch và sử dụng tiền bạc có hiệu quả.
- hoạt động con người sử dụng tiền bạc chi tiêu cho cuộc sống một cách đầy đủ.
- các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người trong quá trình chi tiêu.
- việc biết chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của bản thân
Câu 25. Nhận định nào sau đây đúng nhất khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?
- Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
- Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
- Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
- Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
Câu 26. H rất thích ăn các món ăn chế biến từ hải sản. Một hôm, H và G đi chợ thấy có người bán hộp thịt cua, ghẹ rẻ hơn hẳn mua hàng tươi sống nên H quyết định mua dù không rõ nguồn gốc. Nếu em là G, em sẽ làm gì?
- Ủng hộ H mua để tiết kiệm tiền.
- Để cho H mua nhưng mình sẽ không ăn.
- Ngăn H và giải thích cho bạn hiểu việc mua thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
- Gọi cho mẹ H để báo rằng H mua đồ ăn không rõ nguồn gốc.
Câu 27. Ông bà ở quê lên chơi mang cho rất nhiều rau, trứng, cá. Vận dụng cách tiêu dùng thông minh, em làm gì để sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo an toàn, hiệu quả?
- Đem ra chợ bán để có tiền mua đồ ăn khác.
- Nấu ăn hết trong một lần để không lãng phí đồ ăn.
- Rủ bạn đến ăn cho hết thực phẩm, còn đâu đem đi đồ.
- Lên kế hoạch sử dụng các đồ ăn trong khoảng thời gian ngắn để tránh lãng phí.
Câu 28. Nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là
- trách nhiệm pháp lí C. trách nhiệm pháp luật.
- trách nhiệm cộng đồng D. trách nhiệm đạo đức.
Câu 29. “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm pháp luật
- dân sự. B. hành chính. C. hình sự. D. kỉ luật.
Câu 30. Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các
- các quan hệ công vụ và nhân thân.
- các quy tắc quản lí nhà nước.
- các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 31. Loại vi phạm nào xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm?
- Vi phạm hình sự. C. Vi phạm dân sự
- Vi phạm hành chính. D.Vi phạm kỉ luật.
Câu 32. Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?
- Quốc hội B. Chính phủ C. Viện Kiểm sát D. Tòa án.
Câu 33. Trường hợp nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật?
- Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
- Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
- Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
- Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.
Câu 34. Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là gì?
- Đầu cơ. B. Kinh doanh. C. Nhập khẩu. D.Xuất khẩu.
Câu 35. Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung gọi là
- lệ phí. B.phí C. thuế. D. hoa hồng.
Câu 36.Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn
- hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
- kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
- kinh doanh mà không cần đóng thuế.
- hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Câu 37. Hành vi nào dưới đây không vi phạm các quy định của nhà nước về kinh doanh?
- Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép.
- Kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm.
- Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh.
- Kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
Câu 38. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
- Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
- Buôn bán thêm một số mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh..
- Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
- Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Câu 39. Cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?
- Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
- Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
- Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
- Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.
Câu 40. Một cửa hàng bán đồ gia dụng, khi anh An đến mua nồi cơm điện được niêm yết giá bán chưa có thế giá trị gia tăng là 850.000 đồng. Vậy anh An phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền để mua được nồi cơm điện đó( biết thuế giá trị gia tăng là 10%) ?
- 950.000 đồng C. 935.000 đồng
- 953.000 đồng D. 985.000 đồng